Bí quyết vượt qua cuộc phỏng vấn “quá tầm”
Buổi phỏng vấn là cơ hội để bạn thể hiện điều khác biệt ấy của mình. Ví dụ như bạn phỏng vấn cho công việc làm một phần mềm, và bạn có thể thảo luận về những điểm ngoại lệ
May mắn là có những thủ thuật để bạn chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn này. Bạn có thể làm theo một kế hoạch 2 bước như sau:
Bước 1: Hiểu và nắm rõ những điều cơ bản
Vũ khí bí mật: Tìm một nguồn tin nội bộ
Ngay cả nếu như bạn thiếu một ít kinh nghiệm, đơn xin việc của bạn cũng có thể được gọi phỏng vấn nếu nó có “điều gì đó đặc biệt”. Nhưng buổi phỏng vấn là thời điểm “thành công hoặc thất bại”. Sự đặc biệt trong đơn xin việc của bạn khiến người tuyển dụng không loại bạn ra, nhưng để thành công, bạn cần phải thể hiện rằng mình có thể thực hiện công việc cần thiết cho vị trí này.
Bạn sẽ cần phải biết các thông tin mà bất cứ ai làm công việc này cũng biết. Và tốt nhất là bạn nên hỏi một người trong nội bộ công ty, người sẽ sẵn sàng trả lời chi tiết cho những câu hỏi của bạn. Đừng nên tìm chỉ một người quen bất kỳ nào. Nếu bạn không có người thân thiết trong nội bộ, nên tìm những mối liên hệ, những chuyên gia trong công việc mà bạn tin tưởng nhất xin họ hướng dẫn.
Với bất kỳ cuộc phỏng vấn thông tin nào, bạn sẽ cần phải thực hiện thử công việc trước để thu hẹp khoảng cách kiến thức của mình so với thực tế. Sẽ có những ngôn ngữ chuyên ngành, thông tin chuyên biệt nào đó mà bạn không thực sự hiểu. Bạn nên đặt các câu hỏi: “Những người làm công việc này cần phải biết điều gì?”, “Có điều gì mà mọi người đều phải nên biết không?”, hoặc “Tôi còn thiếu sót gì không?”.
Trường hợp xấu nhất, nếu bạn không tìm được ai để hỏi, hãy tìm hiểu các diễn đàn chuyên ngành, tìm trên Google các câu hỏi bạn cần.
Trong cuộc phỏng vấn, bạn có thể bù đắp thiếu hụt về kinh nghiệm hay kỹ năng bằng hiểu hiết sâu sắc về công ty và lĩnh vực công việc. Ví dụ, nếu bạn chưa từng sử dụng phần mềm mà công ty dùng, bạn cũng có vẻ chuyên nghiệp nếu như bạn từng nghe đến nó, và bạn có thể thảo luận rằng nó phản ánh cách hoạt động của công ty như thế nào sau khi sếp mới đưa nó vào hệ thống. Một ít nghiên cứu nhỏ có thể thay đổi rất lớn về ấn tượng của bạn.
Bước 2: Chuyển từ “có thể thích ứng” sang “kỹ năng cộng thêm”
Vũ khí bí mật: Hãy tìm các ý tưởng sáng tạo thiết thực
Các kỹ năng thích ứng linh hoạt là điểm quan trọng trong các buổi phỏng vấn. Nó chứng tỏ cho kinh nghiệm của bạn. Kỹ năng thích ứng biến “chưa có kinh nghiệm bán hàng” thành “ba năm kinh nghiệm trong quan hệ khách hàng, có tầm nhìn độc đáo trong tiếp thị.”
Nhưng đôi lúc, kỹ năng thích ứng vẫn chưa đủ. Ngay cả nếu bạn thể hiện đủ để bù đắp cho thiếu hụt về kinh nghiệm, nó cũng chỉ chứng tỏ rằng bạn “có thể làm việc”. Để thể hiện “là lựa chọn tốt nhất cho công việc”, bạn cần chuyển kỹ năng thích ứng thành kỹ năng cộng thêm.
Kỹ năng cộng thêm là điều gì đó độc đáo mà chỉ có bạn đưa tới được. Nếu bạn đã đến được vòng phỏng vấn dù chưa thực sự đáp ứng đầy đủ yêu cầu, bạn đã có điều gì đó đặc biệt. Nếu bạn đã làm việc ít lâu trong ngành nghề khác, bạn có kinh nghiệm từ ngành nghề đó. Nếu bạn trẻ hơn hầu hết các ứng cử viên cho việc đó, bạn có thể có một thư xin việc độc đáo thú vị hoặc mạng lưới liên hệ ấn tượng.
Buổi phỏng vấn là cơ hội để bạn thể hiện điều khác biệt ấy của mình. Ví dụ như bạn phỏng vấn cho công việc làm một phần mềm, và bạn có thể thảo luận về những điểm ngoại lệ trên quan điểm cá nhân của bạn, những điều mà các ứng cử viên “truyền thống” không nghĩ tới.
Phỏng vấn cho một công việc hơi quá tầm khá là khó khăn, nhưng nếu bạn cố gắng và nỗ lực hơn, bạn sẽ vượt qua được khoảng cách có một cơ hội lớn.
Leave a Reply